Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng, điều này khiến không ít các cặp vợ chồng lo lắng muộn phiền. Vậy hiếm muộn là gì, nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ điều trị hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời có trong bài viết sau!

Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng quan hệ đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào sau 6 tháng - đối với người vợ trên 35 tuổi hoặc sau 12 tháng - đối với người vợ dưới 35 tuổi mà vẫn không có thai.

Theo khảo sát cho thấy: Có tới 84% các cặp vợ chồng sẽ có thai tự nhiên trong vòng 1 năm nếu họ quan hệ đều đặn với tần suất khoảng 2-3 ngày/lần và không sử dụng biện pháp tránh thai.

Hiem-muon-khien-nhieu-cap-vo-chong-lo-lang-muon-phien.webp

Hiếm muộn khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng, muộn phiền

Hiếm muộn được chia làm 2 dạng là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát. Cụ thể:

  • Hiếm muộn nguyên phát là trường hợp cặp vợ chồng chưa từng mang thai lần nào trước đó.
  • Hiếm muộn thứ phát là trường hợp cặp vợ chồng đã có thai ít nhất 1 lần nhưng giờ muốn mang thai lại thì không thể thụ thai được.

Xem thêm: Top 5 dấu hiệu vô sinh ở nam, bạn không nên bỏ qua

Nguyên nhân gây ra hiếm muộn là gì?

Nguyên nhân gây hiếm muộn có thể xuất phát từ phía người vợ (chiếm khoảng 40%) hoặc phía người chồng (chiếm khoảng 40%). Ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ cả 2 phía hoặc do tác động xấu từ môi trường. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra hiếm muộn:

Môi trường sống ô nhiễm

Môi trường sống không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thể trạng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe tinh thần. Tiếp xúc với môi trường hóa chất, phóng xạ và ô nhiễm nguồn nước trong thời gian dài sẽ khiến các chất độc tích tụ vào trong cơ thể, từ đó khiến tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng.

Do tuổi tác

Yếu tố tuổi tác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hormone sinh dục nam và nữ, vì vậy khi bước vào độ tuổi trung niên thì khả năng có con của các cặp vợ chồng sẽ suy giảm.

Nếu trong độ tuổi từ 20 - 30 thì khả năng đậu thai có thể xảy ra ở bất cứ chu kỳ kinh nguyệt nào nhưng bước sang tuổi 40 thì cơ hội này giảm xuống chỉ còn 10%. Không những vậy, số lượng và chất lượng tinh trùng của đàn ông cũng bị suy giảm theo tuổi tác. Càng gần đến thời kỳ mãn dục nam thì cơ hội có thai của các cặp đôi càng thấp.

Do mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gặp ở mỗi giới như sau:

Đối với nam giới

Đối với nữ giới

  • Hội chứng Klinefelter
  • Teo tinh hoàn
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Xuất tinh ngược dòng
  • Rối loạn cương dương
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đa nang buồng trứng
  • Rối loạn rụng trứng
  • Nhiễm trùng vùng xương chậu
  • U xơ tử cung
  • Tổn thương vòi trứng

Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không phù hợp gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng. Đặc biệt là việc sử dụng quá nhiều chất kích thích với tần suất thường xuyên như rượu, bia, thuốc lá,... hoặc thường xuyên thức khuya, căng thẳng quá độ cũng làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

thuong-xuyen-su-dung-ruou-bia-thuoc-la-cung-lam-tang-nguy-co-mac-vo-sinh-hiem-muon.webp

Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc vô sinh hiếm muộn

Điều trị hiếm muộn như thế nào?

Điều trị hiếm muộn kịp thời có thể giữ gìn hạnh phúc cho các cặp vợ chồng. Do đó, hiện nay có rất nhiều kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng nhằm hỗ trợ sinh sản, giúp các cặp đôi dễ dàng thụ thai. Cụ thể:

  • Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là kỹ thuật đưa tinh trùng sau khi đã lọc rửa vào trong buồng tử cung của người vợ, thời điểm đưa càng gần thời điểm rụng trứng càng tốt.
  • Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay, trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy phôi bên ngoài (thông thường khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.
  • Phương pháp trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) là một công nghệ hỗ trợ sinh sản tránh việc sử dụng kích thích buồng trứng có kiểm soát trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm IVF, các phức hợp noãn bào chưa trưởng thành ở giai đoạn prophase I được thu nhận, sau đó được trưởng thành trong điều kiện in vitro cho đến giai đoạn metaphase II. IVM đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, những người có nguy cơ đáp ứng buồng trứng quá mức, có thể dẫn đến bệnh lý đáng kể, bao gồm cả hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS) và xoắn buồng trứng (ovarian torsion).

Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại kể trên, hiện nay nhiều cặp vợ chồng có xu hướng sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa bạch tật lê trong hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn. Đây là thảo dược quý rất giàu saponin tự nhiên giúp kích thích cơ thể sản sinh ra các hormone giới tính lâu dần sẽ hồi phục hệ thống sinh sản. Từ đó giải quyết được nguyên nhân gây hiếm muộn ở cả nam và nữ, tăng cường sức khỏe sinh sản: tử cung, buồng trứng và tinh trùng. 

Bach-tat-le-la-vi-thuoc-quy-giup-ho-tro-sinh-san-va-hiem-muon.webp

Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp hỗ trợ sinh sản và hiếm muộn

Bên cạnh đó, khi kết hợp bạch tật lê cùng với nhân sâm, keo ong, hoàng bá, các vi chất thiết yếu với sức khỏe sinh sản như L-Carnitine, L-Arginine, kẽm, acid folic sẽ làm tăng cơ hội mang thai. Hơn hết, sản phẩm chứa các thành phần này đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Phụ sản TW và bệnh viện Từ Dũ về hiệu quả hỗ trợ sinh sản và tăng khả năng thụ thai tự nhiên.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hiếm muộn, qua đó có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về hiếm muộn và sinh sản, hãy bình luận dưới bài viết để nhận hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/symptoms-causes/syc-20354317 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16083-infertility-causes

https://www.nhs.uk/conditions/infertility/