Thường xuyên thiếu tập trung, bốc đồng, chạy nhảy không ngừng nghỉ, chúng dường như có 1 năng lượng vô hạn, đó chính là biểu hiện của bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày của trẻ. Khắc phục tình trạng này không hề dễ dàng, nhưng cha mẹ đừng lo lắng, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần phải biết về trẻ tăng động giảm chú ý.
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
Tăng động giảm chú ý ADHD là 1 trong những rối loạn phát triển hệ thần kinh phổ biến nhất với trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người mắc, kể cả khi đã trưởng thành.
Các triệu chứng tăng động giảm chú ý thường bao gồm thiếu tập trung và bốc đồng, hiếu động thái quá. Ước tính có khoảng 8,4% trẻ em và 2,5% người lớn mắc chứng tăng động giảm chú ý trên toàn thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến tăng động giảm chú ý
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, 1 vài bằng chứng cho thấy, di truyền có thể là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tăng động giảm chú ý. Ước tính 3 trong số 4 trẻ bị tăng động giảm chú ý có người thân mắc hội chứng này.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng động giảm chú ý, bao gồm:
- Sinh thiếu tháng, trước tuần 37 của thai kỳ.
- Mắc bệnh động kinh, co giật.
- Chấn thương não bộ.
- Bà mẹ hút thuốc, sử dụng rượu bia, hoặc căng thẳng quá mức trong khi mang thai.
Những tổn thương não bộ có thể dẫn tới chứng tăng động giảm chú ý
Triệu chứng tăng động giảm chú ý
Triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là tình trạng hiếu động quá mức, khó nằm yên trong thời gian dài và khả năng tập trung bị hạn chế. Tăng động giảm chú ý được chia làm 3 loại dựa trên biểu hiện, bao gồm: Loại không chú ý, loại hiếu động/bốc đồng hoặc loại kết hợp. Cụ thể như sau:
Triệu chứng của loại không chú ý
- Không chú ý đến các chi tiết hoặc mắc lỗi do bất cẩn trong công việc, học tập.
- Có vấn đề trong việc tập trung vào các nhiệm vụ hoặc hoạt động, chẳng hạn như bài giảng, cuộc trò chuyện,...
- Dường như không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác.
- Không tuân theo hướng dẫn và rất khó khăn để hoàn thành bài tập ở trường, việc nhà hoặc nhiệm vụ nào đó.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các nhiệm vụ và công việc (ví dụ như: Không quản lý tốt thời gian, làm việc lộn xộn, vô tổ chức).
- Tránh hoặc không thích những công việc đòi hỏi suy nghĩ, sử dụng trí óc.
- Thường để quên hoặc làm mất những vật dụng như giấy tờ, sách vở, chìa khóa, ví tiền, điện thoại, kính mắt,...
- Dễ bị phân tâm.
Triệu chứng bốc đồng, hiếu động thái quá
- Thường xuyên gõ bàn tay hoặc bàn chân xuống đồ vật cứng như bàn ghế, tường, sàn nhà, bảng con,...
- Không thể ngồi yên (trong lớp học, nơi làm việc).
- Chạy nhảy hoặc leo trèo những nơi không thích hợp.
- Không thể chơi hoặc làm nhiệm vụ một cách yên tĩnh.
- Nói quá nhiều kể cả khi được yêu cầu giữ trật tự.
- Thường hay chen ngang lời người khác.
- Gặp khó khăn trong việc chờ đến lượt, chẳng hạn như khi xếp hàng.
- Cắt ngang cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động đang diễn ra.
Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý thường dễ bị nhầm lẫn là đặc điểm, tính cách của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy đưa trẻ đến viện ngay nếu nghi ngờ mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường bốc đồng, hiếu động quá mức
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng gì đến trẻ?
Hội chứng tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Những hậu quả mà chứng tăng động giảm chú ý có thể gây ra, bao gồm:
- Thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập.
- Thiếu nhiều kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống.
- Căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái gây xáo trộn hạnh phúc gia đình.
Một vài thống kê còn cho thấy, có tới 60% trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đã trưởng thành. Họ mất rất nhiều thời gian để tìm được công việc phù hợp, kết bạn, hoàn thành nhiệm vụ độc lập.
Bên cạnh đó, chứng tăng động giảm chú ý còn khiến nhiều gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Một thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy: Chi phí điều trị chứng tăng động giảm chú ý nhiều hơn 3 lần so với các bệnh lý thông thường khác.
Có thể thấy, hội chứng tăng động giảm chú ý ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề cho trẻ và cha mẹ cũng như xã hội. Bởi vậy, cha mẹ cần quan tâm và theo dõi con trong quá trình phát triển. Nếu phát hiện sớm và phục hồi đúng cách sẽ giúp trẻ chóng khỏe và ít tốn kém hơn.
Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý
Việc chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Trẻ được xác định mắc chứng ADHD khi có những yếu tố sau:
- Có nhiều hơn 6 triệu chứng không chú ý hoặc hiếu động, bốc đồng.
- Các biểu hiện đó diễn ra liên tục tối thiểu 6 tháng.
- Xuất hiện những triệu chứng tăng động giảm chú ý trước 12 tuổi.
- Triệu chứng xuất hiện ít nhất ở cả 2 môi trường khác biệt như: Nhà, trường học.
Chẩn đoán tăng động giảm chú ý cần được theo dõi biểu hiện trong ít nhất 6 tháng
Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động giảm chú ý là 1 tình trạng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm kết hợp với kế hoạch điều trị và giáo dục tốt sẽ giúp trẻ mắc chứng ADHD kiểm soát các triệu chứng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý
Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc lạm dụng thuốc tây y điều trị chứng tăng động giảm chú ý, nhưng dạng kích thích tâm thần vẫn là loại được FDA cấp phép và kê đơn phổ biến nhất. Thuốc kích thích tâm thần có khả năng kiểm soát hành vi hiếu động quá mức và bốc đồng cũng như cải thiện sự tập trung. Chúng hoạt động bằng cách ức chế hình thành chất hóa học trung gian trong não bộ dopamine - hoạt chất khiến cho hành vi bốc đồng trở nên tồi tệ hơn. Bao gồm:
- Amphetamine.
- Dexmethylphenidate.
- Dextroamphetamine.
- Lisdexamfetamine.
- Methylphenidate.
Thuốc kích thích tâm thần có thể không đáp ứng với một số người mắc chứng tăng động giảm chú ý. Khi đó, bác sĩ có thể kê cho những người trên 6 tuổi thuốc không kích thích như: Atomoxetine, clonidine, guanfacine.
Các thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như: Lo lắng, ăn không ngon, mệt mỏi, cáu kỉnh, khó ngủ, những mảng da đổi màu, đau đầu,...
Trị liệu tâm lý cho trẻ tăng động giảm chú ý
Bác sĩ tâm thần có thể áp dụng 1 số phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào việc thay đổi hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý. Cụ thể như sau:
Giáo dục hành vi
Giáo dục hành vi là liệu pháp giúp trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện hoạt động hàng ngày hiệu quả. Liệu pháp này gồm 2 bước:
- Bước 1: Xác định loại hành vi cha mẹ mong muốn con kiểm soát. Ví dụ như: Ngồi vào bàn học,...
- Bước 2: Sử dụng phần thưởng nhỏ để khuyến khích con cố gắng kiểm soát hành vi xấu, quá mức.
Tư vấn tâm lý
Với những gia đình có trẻ không may mắc chứng tăng động giảm chú ý, giáo dục tâm lý cho mọi thành viên trong gia đình là điều rất cần thiết. Việc này đảm bảo rằng, tất cả người thân đều hiểu những khó khăn, vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Từ đó có những điều chỉnh tâm lý, hỗ trợ con đạt kết quả tối ưu.
Đào tạo kỹ năng xã hội
Đào tạo các kỹ năng xã hội có vai trò rất quan trọng giúp trẻ tăng động giảm chú ý học cách ứng xử và nhận thức được những hành vi quá mức của chúng ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bố mẹ hãy cho trẻ tham gia đóng vai và giải thích những bài học rút ra sau đó.
Bên cạnh đó, trò chuyện cũng là một liệu pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Thông qua trò chuyện, bạn có thể thay đổi hành vi và suy nghĩ của con một cách dễ dàng.
Kỹ năng xã hội giúp trẻ tăng động giảm chú ý có thể tự chăm sóc mình
Phương pháp điều trị khác
Một số phương pháp điều trị chứng tăng động giảm chú ý có thể hữu ích như dùng thêm thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần cải thiện bệnh hiệu quả.
Chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng được khuyên dùng ở trẻ tăng động giảm chú ý. Cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất tốt cho não như: Rau xanh, các loại đậu, quả chanh, chuối, dưa vàng, nước ép cà chua, nước cam, gan bò...
Thực phẩm bổ sung: Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc bổ sung omega 3 và omega 6 có thể có lợi cho người bị tăng động giảm chú ý.
Ngoài ra, sử dụng thảo dược từ thiên nhiên bởi sự an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao cũng được chuyên gia đánh giá cao, nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn để hỗ trợ điều trị chứng tăng động giảm chú ý. Một trong số đó phải kể đến cao đinh lăng. Thảo dược này đã được nghiên cứu tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM, cho kết quả như sau: Đinh lăng có tác dụng kích thích hoạt động não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi và nâng cao hệ miễn dịch.
Đặc biệt, tác dụng của cao đinh lăng sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa khi kết hợp với cao thăng ma, chiết xuất ginkgo biloba, mang lại hiệu quả cao trong cải thiện hành vi bốc đồng, tăng cường sự tập trung và giúp trẻ học tập tốt hơn. Để thuận tiện trong sử dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa những thành phần này được bào chế với công nghệ hiện đại, dạng cốm dễ dùng cho trẻ em, hấp thu tốt.
Đinh lăng kích thích não bộ và cải thiện khả năng học tập của trẻ tăng động giảm chú ý
Phòng ngừa hội chứng tăng động giảm chú ý
Mặc dù tăng động giảm chú ý không thể phòng ngừa nhưng có một số cách bố mẹ có thể chú ý để hạn chế tình trạng này xảy ra.
Chăm sóc tốt trước khi sinh
- Giữ gìn sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
- Tuyệt đối không sử dụng ma túy, rượu bia.
- Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng như chì.
Chế độ ăn uống
Cho trẻ ăn uống theo một chế độ lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể:
- Không chất tạo màu.
- Không hương liệu sẵn có.
- Không chất bảo quản nhân tạo.
- Hạn chế đường và carbohydrate đã qua chế biến.
Xây dựng kế hoạch cho trẻ: Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đã xây dựng mỗi ngày. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra làm gián đoạn kế hoạch đó, hãy giải thích trước cho con hiểu.
Tăng động giảm chú ý là tình trạng rối loạn thường gặp ở trẻ và có thể tiếp tục tiến triển cho đến khi trưởng thành. Đây không phải là bệnh nên không có phương pháp chữa trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm kèm theo giáo dục đúng cách, trẻ có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng tăng động giảm chú ý và cách khắc phục đúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/symptoms-causes/syc-20350889
https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-in-children.htm