Teo âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh do sự thiếu hụt hormon sinh dục. Vậy tình trạng này là gì và cách ngăn ngừa như thế nào? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Teo âm đạo là gì?

Teo âm đạo (viêm teo âm đạo) là triệu chứng phổ biến của hội chứng sinh dục thời kỳ mãn kinh. Teo âm đạo xảy ra khi thành âm đạo bị mỏng, có thể gây khô, kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Teo âm đạo là vấn đề phổ biến đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ trên 50 tuổi hoặc đã trải qua thời kỳ mãn kinh là đối tượng dễ bị teo âm đạo nhất. Theo thống kê, 40 - 57% số phụ nữ sau mãn kinh có triệu chứng teo âm đạo. 

Teo âm đạo xảy ra khi thành âm đạo bị mỏng gây khô, kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Teo âm đạo xảy ra khi thành âm đạo bị mỏng gây khô, kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nguyên nhân gây teo âm đạo

Teo âm đạo là do sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Hormone estrogen thường kích thích quá trình tẩy tế bào biểu mô âm đạo, làm tăng nồng độ glycogen, trong đó. vi khuẩn lactobacilli của âm đạo chuyển đổi thành axit lactic. 

Quá trình này cho phép thay thế biểu mô âm đạo cũ, giữ độ pH axit điển hình của ống âm đạo. Khi nồng độ estrogen giảm, quá trình này bị cản trở, biểu mô âm đạo teo đi cùng với dịch tiết giảm và môi trường ít axit hơn (pH > 5). 

Nồng độ estrogen giảm thường xảy ra ở thời kỳ trong và sau khi mãn kinh. Tại thời điểm này, buồng trứng không còn khả năng sản xuất estrogen như trước, dẫn đến mô âm đạo mỏng, khô và kém đàn hồi hơn. Ống âm đạo cũng có thể bị thu hẹp và rút ngắn lại. Sự suy giảm estrogen cũng có thể xảy ra vào các thời điểm khác ngoài mãn kinh, bao gồm:

  • Thời kỳ tiền mãn kinh. 
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Suy buồng trứng nguyên phát hoặc sau khi cắt bỏ buồng trứng.
  • Sau khi hóa trị ung thư và xạ trị vùng chậu để điều trị ung thư.
  • Tác dụng phụ của điều trị nội tiết trong ung thư vú.
  • Rối loạn vùng dưới đồi - tuyến yên.
  • Dùng thuốc kháng estrogen như leuprolide hoặc danazol điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, thuốc tránh thai.
  • Các yếu tố nguy cơ góp phần gây tình trạng này như hút thuốc lá, phụ nữ không sinh thường và thiếu hoạt động tình dục.

Teo âm đạo xảy ra do sự thiếu hụt hormone estrogen ở phụ nữ

Teo âm đạo xảy ra do sự thiếu hụt hormone estrogen ở phụ nữ

Các triệu chứng nhận biết tình trạng teo âm đạo

Người bị teo âm đạo thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Khô âm đạo.
  • Viêm âm đạo.
  • Đỏ và ngứa cơ quan sinh dục.
  • Xuất hiện cảm giác nóng rát ở âm đạo.
  • Dịch tiết ra từ âm đạo thường có màu vàng hoặc xám và mùi hôi.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần.
  • Kích ứng khi mặc một số loại quần áo, chẳng hạn như quần jean bó sát.
  • Thu ngắn hoặc thắt chặt ống âm đạo.
  • Chảy máu nhẹ sau khi giao hợp.
  • Môi âm hộ trở nên nhợt nhạt và mỏng hơn.
  • Giảm lông mu.

Khi nồng độ estrogen giảm mạnh, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị teo âm đạo thường cảm thấy bị khô, đỏ và đau rát vùng cơ quan sinh dục

Người bị teo âm đạo thường cảm thấy bị khô, đỏ và đau rát vùng cơ quan sinh dục

Teo âm đạo có nguy hiểm không?

Teo âm đạo không chỉ gây khó chịu cho chị em mà còn có thể dẫn đến 2 biến chứng như sau:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo: Teo âm đạo gây ra những thay đổi trong môi trường axit của âm đạo. Môi trường axit này giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh. Vì vậy, sự thay đổi độ pH có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và các vi sinh vật khác phát triển.
  • Teo cơ quan sinh dục: Teo âm đạo cũng có thể dẫn đến teo hệ thống tiết niệu, gây cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu, tiểu gấp. Các vấn đề về đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Một số phụ nữ có thể đi tiểu không tự chủ và dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.

Teo âm đạo được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán teo âm đạo được thực hiện sau khi bác sĩ phụ khoa khám vùng âm đạo và chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Phân tích và nuôi cấy nước tiểu, kháng nguyên nước tiểu đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Khám vùng chậu để kiểm tra âm hộ và âm đạo xem có dấu hiệu teo hay không.
  • Kiểm tra độ axit của âm đạo: Dùng một dải giấy chỉ thị đưa vào vùng âm đạo để nhận biết qua sự thay đổi màu sắc.
  • Xét nghiệm máu.

Cách điều trị teo âm đạo

Để điều trị teo âm đạo, bác sĩ thường được chỉ định các phương pháp giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát nguyên nhân cơ bản.

Điều trị không có nội tiết tố

Sử dụng chất bôi trơn gốc nước có thể làm giảm sự khó chịu khi quan hệ. Nên chọn những sản phẩm không chứa glycerin hoặc chất làm ấm vì một số người có thể bị kích ứng.

Sử dụng chất dưỡng ẩm âm đạo giúp phục hồi độ ẩm cho vùng âm đạo. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm vài ngày một lần. Tác dụng của kem dưỡng ẩm thường kéo dài hơn một chút so với chất bôi trơn.

Sử dụng chất bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo có thể giúp tạo độ ẩm cho vùng âm đạo 

Sử dụng chất bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo có thể giúp tạo độ ẩm cho vùng âm đạo 

Điều trị theo liệu pháp nội tiết tố

Nếu phương pháp điều trị không nội tiết tố kém hiệu quả, chị em có thể được chỉ định sử dụng các liệu pháp nội tiết tố sau:

Estrogen tại chỗ

Sử dụng estrogen qua da sẽ hạn chế lượng estrogen đi vào máu. Một số dạng estrogen thường được sử dụng, bao gồm:

  • Kem bôi estrogen âm đạo: Loại này thường được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp vào âm đạo và dùng trước khi đi ngủ.
  • Thuốc đạn estrogen âm đạo: Những thuốc này sử dụng estrogen liều thấp đưa vào ống âm đạo hàng ngày trong nhiều tuần. Sau đó, có thể giảm tần suất dùng thuốc, người bệnh chỉ cần sử dụng 2 lần/tuần.
  • Vòng estrogen âm đạo: Bác sĩ chèn 1 vòng mềm vào phần trên của âm đạo. Vòng này sẽ giải phóng một lượng estrogen nhất định khi ở đúng vị trí và cần được thay thế 3 tháng 1 lần.
  • Viên đặt estrogen âm đạo: Viên đặt này được sử dụng hàng ngày trong 2 tuần đầu tiên và sau đó là 2 lần/tuần tiếp theo.

Estrogen đường uống

Trong thời kỳ mãn kinh, chị em có thể dùng estrogen đường uống để điều trị các triệu chứng như bốc hỏa và khô hạn. Tuy nhiên, khi sử dụng estrogen đường uống kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Dạng estrogen đường uống chống chỉ định với những người đang mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung,...

Nếu không có tiền sử bị ung thư, chị em có thể dùng estrogen đường uống kết hợp với progesterone (dạng viên uống hoặc miếng dán) để giảm khả năng bị ung thư. Chị em vẫn có thể bị ra máu âm đạo sau khi mãn kinh. Khi đó, nên đi gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Chị em cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng estrogen đường uống để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm

Chị em cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng estrogen đường uống để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm

>>> Xem thêm: Chứng bốc hỏa ở phụ nữ: Nguyên nhân & giải pháp

Thay đổi lối sống lành mạnh

Ngoài việc dùng thuốc, một số thay đổi trong lối sống cũng có thể giúp phụ nữ giảm các triệu chứng teo âm đạo:

  • Từ bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ estrogen và tăng nguy cơ phát triển chứng teo âm đạo, loãng xương.
  • Duy trì hoạt động tình dục: Hoạt động tình dục điều độ làm tăng lưu lượng máu đến âm đạo, từ đó cải thiện tình trạng teo âm đạo.
  • Tránh các sản phẩm có mùi thơm như bột, xà phòng, chất khử mùi vì những chất này có thể gây kích ứng và khô âm đạo.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên và hoạt động thể chất giúp cân bằng hormone.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm của cơ thể.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện và ngăn ngừa teo âm đạo

Bên cạnh các biện pháp kể trên, sử dụng thảo dược để ngăn ngừa tình trạng âm đạo bị teo cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua.

Chị em nên lựa chọn sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng và được chứng minh an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu là sản phẩm chứa 2 thành phần chính là isoflavone trong đậu nành và pregnenolone chiết xuất từ củ mài.

Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là isoflavone trong đậu nành và pregnenolone chiết xuất từ củ mài giúp cải thiện và ngăn ngừa teo âm đạo

Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là isoflavone trong đậu nành và pregnenolone chiết xuất từ củ mài giúp cải thiện và ngăn ngừa teo âm đạo

Isoflavone có tác dụng giống như estrogen, do đó được gọi là phytoestrogen (estrogen thực vật). Chúng đặc biệt hữu ích trong việc bù trừ vào sự hao hụt hormone estrogen của phụ nữ. Từ đó cải thiện tình trạng teo âm đạo.

Pregnenolone là một chất tiền hormone, được coi là cội nguồn của nhiều hormone khác, đặc biệt là hormone sinh dục. Khi được cơ thể hấp thụ, pregnenolone chuyển hóa thành DHEA (dehydroepiandrosterone) và progesterone. DHEA sau đó sẽ chuyển hóa thành androstenedione, testosterone và estrogen. Do đó, giúp bổ sung hormone sinh dục đang suy giảm ở phụ nữ.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý như đương quy, hà thủ ô, thổ phục linh, củ nhàu giúp bổ máu, tăng cường lưu lượng máu đến âm đạo, nuôi dưỡng “cô bé” hồng hào, giảm khô âm đạo, từ đó giúp cải thiện và ngăn ngừa teo âm đạo.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng teo âm đạo cũng như giải pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa an toàn, hiệu quả. Nếu còn băn khoăn nào, vui lòng để lại bình luận phía dưới. Chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/menopause/vaginal-atrophy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/189406

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginal-atrophy/symptoms-causes/syc-20352288