Hầu như ai cũng từng gặp vấn đề thiếu máu não một lần trong đời với những dấu hiệu như váng đầu, chóng mặt, hoa mắt,... Tuy nhiên, nhiều người lại mang tâm lý chủ quan mà không biết rằng thiếu máu não có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe. Mời bạn đọc tìm hiểu về thiếu máu não và cách dự phòng căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Thiếu máu não là bệnh gì?

Thiếu máu não là tình trạng nguồn máu cung cấp lên não qua động mạch bị gián đoạn, tắc nghẽn và không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu oxy và các dưỡng chất cho tế bào não. Trong khi đó, não bộ lại là bộ phận quan trọng nhất chi phối toàn bộ hoạt động sống và cần một phần lớn năng lượng (20% calo của toàn cơ thể, 15% cung lượng tim). 
Sau 3 phút thiếu máu não thì sẽ có những tổn thương đầu tiên và thiếu máu từ 9-10 phút thì não sẽ bị hư hại nghiêm trọng, vĩnh viễn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng cơ bản của não như ghi nhớ, ngôn ngữ, vận động, tư duy,... và gây nên những khuyết tật thần kinh.

Thieu-mau-nao-chu-yeu-do-su-tac-nghen-cac-mach-mau-nuoi-nao

Thiếu máu não chủ yếu do sự tắc nghẽn các mạch máu nuôi não

Thông thường, thiếu máu não xảy ra chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, do những yếu tố từ lối sống và việc gia tăng các bệnh lý tim mạch mà tỷ lệ người bị thiếu máu não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 
Tùy thuộc vào vùng thiếu máu não mà có thể là thiếu máu toàn bộ não hoặc thiếu máu não cục bộ (khu trú tại một vị trí nhất định). Trong hai trường hợp này thì thiếu máu não cục bộ nguy hiểm hơn và có thể trực tiếp dẫn tới đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu máu não

Xác định nguyên nhân giúp lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và nhận biết sớm bệnh qua những dấu hiệu thiếu máu não sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nguyên nhân của thiếu máu não

Tình trạng giảm cung cấp máu lên não có thể do nhiều nguyên nhân như: Giảm khối lượng tuần hoàn máu, giảm sức bóp cơ tim đẩy máu lên não hoặc tình trạng chít, hẹp lòng mạch do xơ vữa động mạch, huyết khối làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi não,...

Huyet-khoi-gay-tac-nghen-mach-mau-la-nguyen-nhan-gay-thieu-mau-nao

Huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu là nguyên nhân gây thiếu máu não

Những nguyên nhân thiếu máu não kể trên không phải tự phát (trừ trường hợp mắc bệnh tim và mạch máu bẩm sinh) mà là hậu quả tích lũy sau một thời gian dài do lối sống và sự chủ quan với sức khỏe bản thân của người bệnh. 
Dù xác định nguyên nhân sẽ giúp có phương hướng điều trị bệnh cụ thể, nhưng để dự phòng thì bạn nên chú ý đến những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ thiếu máu não như sau:

  • Chế độ ăn thiếu lành mạnh, thừa quá nhiều chất béo, đường và muối.
  • Thừa cân, béo phì lười vận động.
  • Hút thuốc lá.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid và glucose (mỡ máu và tiểu đường).
  • Cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn yếu tố đông máu, tăng độ nhớt máu.
  • Các bệnh lý trên tim khác: Rối loạn nhịp tim, hở van hai lá, rung nhĩ,...

Dấu hiệu thiếu máu não giúp bạn nhận biết nhanh nhất

Thiếu máu não ở từng vùng sẽ có những tác động và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng không hẳn là điển hình và rõ rệt nên người bệnh có thể bị nhầm lẫn, dễ dàng bỏ qua. Bạn nên đặc biệt lưu ý nếu có những dấu hiệu thiếu máu não sau thì nên đưa người bệnh đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng đầu.
  • Nói lắp, khó nói, không tìm được từ ngữ hợp lý để diễn đạt trọn vẹn câu chữ.
  • Tê bì, nhức mỏi chân tay, cảm giác yếu một bên cơ thể.
  • Mất thăng bằng và rối loạn phối hợp vận động, đi đứng dễ ngã.
  • Giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn song ảnh,...

Dau-dau-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-thieu-mau-nao

Đau đầu là dấu hiệu điển hình của thiếu máu não

>>> Xem thêm: Trí nhớ kém - Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả nhất

Thiếu máu não - Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Thiếu máu não cục bộ bên cạnh xuất huyết não là hai nguyên chính dẫn tới đột quỵ đã được các chuyên gia xác định. 
Khi các mạch máu lớn nuôi não như động mạch cảnh và động mạch thân đốt sống nền bị tắc nghẽn do huyết khối, xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch từ tim hoặc những mạch máu nhỏ trong não bị tắc nghẽn do các bệnh lý mạch máu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Tình trạng thiếu máu não kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh và tế bào não hoại tử và dẫn tới đột quỵ.
Thiếu máu não cục bộ có thể chỉ là thoáng qua hay rối loạn chức năng não tạm thời. Đây cũng là dạng thiếu máu não thường gặp nhưng người bệnh lại dễ dàng bỏ qua do tính chất của nó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể tự hồi phục sau vài giờ. 
Tuy nhiên, đây là dạng thiếu máu não vô cùng nguy hiểm, cảnh báo sớm đột quỵ với tỷ lệ tái phát lên tới 20% thành cơn đột quỵ cấp sau 3 tháng. Trong đó, 50% trường hợp có cơn đột quỵ kế tiếp xảy ra chỉ sau 2 ngày có những triệu chứng đầu tiên. 
Nếu được phát hiện sớm và dự phòng, điều trị kịp thời thì chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn thiếu máu não thoáng qua tiến triển thành đột quỵ với tỷ lệ là 80%. Điều này cho thấy dự phòng thiếu máu não là yếu tố then chốt để đẩy lùi đột quỵ và bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

Thieu-mau-nao-thoang-qua-duoc-xem-la-“tien-dot-quy”

Thiếu máu não thoáng qua được xem là “tiền đột quỵ”

Ngoài ra, nhồi máu não là dạng thiếu máu não cục bộ cấp tính, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn đột quỵ với những tổn thương não bộ không thể phục hồi. Cấp cứu trong thời gian vàng là cách duy nhất để cứu sống người bệnh, hạn chế những di chứng não và giảm thiểu nguy cơ tàn tật.

Dự phòng và điều trị thiếu máu não như thế nào?

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Dự phòng bằng cách phát hiện và điều trị sớm thiếu máu não - một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là vấn đề được nhiều người quan tâm. 
Để dự phòng tốt, điều đầu tiên bạn nên làm là tầm soát sức khỏe định kỳ nhằm kiểm soát các thông số sức khỏe, hạn chế yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não. Tùy vào thể trạng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT,... để đánh giá cấu trúc và tổn thương não cũng như các mạch máu nếu có.

Tham-kham-suc-khoe-dinh-ky-de-kiem-soat-cac-thong-so-suc-khoe,-ngan-nguy-co-thieu-mau-nao

Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các thông số sức khỏe, ngăn nguy cơ thiếu máu não

Ngoài ra, thay đổi lối sống khoa học và có một thực đơn ăn uống lành mạnh cũng là những cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả giúp hỗ trợ dự phòng, điều trị căn bệnh thiếu máu não.

>>> Xem thêm: Những thói quen tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ nên tránh xa

Người bị thiếu máu não nên ăn gì?

Sau đây là chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm lành mạnh tốt cho não mà bạn có thể tham khảo bổ sung để tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng não bộ: 

  • Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3, acid amin L-carnitine tốt cho hệ thành mạch và giúp giảm cholesterol máu thường có trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích và hạt như đậu phộng, hạt bí, óc chó,...
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi mọng nước nhiều chất xơ và vitamin giúp giảm hấp thụ, đào thải lipid.
  • Nên sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt và họ nhà đậu vì chúng chứa nhiều vitamin nhóm B tốt cho não bộ.
  • Nên chế biến món ăn ít dầu mỡ, hạn chế đường và ăn nhạt,...

Bo-sung-thuc-pham-tot-cho-nao-giup-tang-cuong-chuc-nang-nao-bo

Bổ sung thực phẩm tốt cho não giúp tăng cường chức năng não bộ

Bên cạnh đó, cần loại bỏ những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ăn khuya, ngủ muộn và tăng cường tập thể dục.

Thảo dược trong dự phòng thiếu máu não

Sử dụng thảo dược để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu não là lựa chọn an toàn của nhiều người hiện nay. Có nhiều loại thảo dược quý cho những công dụng ưu việt giúp bảo vệ tế bào não và hạn chế tổn thương do thiếu máu não như thiên ma, đinh lăng, cao natto và nổi bật nhất phải kể đến thạch tùng răng với “hoạt chất vàng huperzine A”.
Nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ năm 2002 đã chứng minh, hoạt chất huperzine A trong thạch tùng răng có khả năng bảo vệ tế bào não chống lại các trạng thái thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu não cục bộ. 
Với cơ chế chống lại gốc oxy hóa tự do, ngăn ngừa các chất độc thần kinh, ức chế enzyme phá hủy acetylcholin có tác dụng giãn mạch, huperzine A được công nhận hiệu quả trong dự phòng bệnh lý liên quan đến chức năng não bộ và phòng ngừa thiếu máu lên não, đột quỵ não. Vì thế, bạn nên sử dụng sản phẩm có chứa thạch tùng răng để dự phòng căn bệnh thiếu máu não.

Thach-tung-rang-la-duoc-lieu-noi-tieng-su-dung-de-dieu-tri-thieu-mau-nao

Thạch tùng răng là dược liệu nổi tiếng sử dụng để điều trị thiếu máu não

Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin về thiếu máu não và cách cải thiện, phòng ngừa hiệu quả. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn sớm nhất.