Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu để có biện pháp cải thiện nhằm không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý và sức khỏe.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc tuổi sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh ở các độ tuổi khác nhau, thường xảy ra ở độ tuổi 40-45 và có thể kéo dài từ 3-5 năm tùy từng người.

Thoi-ky-tien-man-kinh-thuong-xay-ra-o-do-tuoi-40-45

Thời kỳ tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 40-45

Dấu hiệu của tiền mãn kinh 

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hoặc ngắn lại, bốc hỏa, khó ngủ, khô âm đạo, suy giảm ham muốn, loãng xương,...

Kinh nguyệt không đều

Khi sự rụng trứng trở nên khó đoán, khoảng thời gian giữa các chu kỳ dài hoặc ngắn hơn, lượng máu ít/nhiều, thời gian hành kinh có thể nhiều hơn 7 ngày/ít hơn 2 ngày, bạn có thể đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu khoảng cách giữa các chu kỳ từ 60 ngày trở lên, bạn có thể đang ở giai đoạn cuối tiền mãn kinh.

Khô hạn, giảm ham muốn tình dục

Sự thay đổi hormone (estrogen và progesteron) làm cho thành âm đạo giảm lượng dịch tiết ra cũng như độ đàn hồi. Do đó, một số phụ nữ cảm thấy khó chịu ở vùng kín và đau rát khi quan hệ. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ giảm ham muốn thời kỳ tiền mãn kinh, do thay đổi tâm trạng, mất ngủ, khô hạn, tổn thương hoặc chảy máu âm đạo,... Vì vậy, trong thời kỳ tiền mãn kinh, ham muốn tình dục có thể thay đổi. 

Bốc hỏa và khó ngủ

Cơn bốc hỏa thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Những cơn bốc hỏa có cường độ, độ dài và tần số khác nhau. Các vấn đề về giấc ngủ thường do bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi về đêm.

Các vấn đề về âm đạo, bàng quang 

Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mô âm đạo của bạn có thể mất khả năng bôi trơn và độ đàn hồi cũng kém theo, khiến quá trình giao hợp trở nên đau đớn. Estrogen thấp cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc viêm âm đạo. Một số trường hợp có thể tiểu không tự chủ.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường dễ bị kích thích, buồn bã, lo lắng và căng thẳng. Vì vậy, dễ bị mất cân bằng trước những biến cố cảm xúc hoặc tăng nguy cơ bị trầm cảm có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Dễ tăng cân

Quá trình trao đổi chất bị chậm lại, cùng với căng thẳng tăng cao do thiếu ngủ và lo lắng về các thay đổi trên là những nguyên nhân gây tăng cân ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Tăng nguy cơ loãng xương

Khi lượng estrogen suy giảm, lượng xương mất đi sẽ nhanh hơn so với lượng thay thế, làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh.

Loang-xuong-thuong-gia-tang-o-tuoi-man-kinh

Loãng xương thường gia tăng ở tuổi mãn kinh

Giảm khả năng sinh sản

Khi quá trình rụng trứng trở nên không đều, khả năng thụ thai của bạn cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, miễn là bạn đang có kinh thì vẫn có thể mang thai. 

Thay đổi mức cholesterol

Suy giảm nồng độ estrogen dẫn đến những thay đổi bất lợi về nồng độ cholesterol trong máu, bao gồm cả sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL, loại cholesterol "xấu") - Góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL, loại cholesterol "tốt") giảm ở nhiều phụ nữ khi họ già đi, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguyên nhân dẫn đến tiền mãn kinh ở phụ nữ

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, đồng nghĩa với việc sản xuất estrogen và progesterone bị suy giảm. Chính sự thay đổi này là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng của tiền mãn kinh.

Thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc đời. Nó có thể xảy ra sớm hơn ở một số phụ nữ. Bằng chứng cho thấy một số yếu tố nhất định có thể khiến nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi sớm hơn, bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Thời kỳ tiền mãn kinh bắt đầu sớm hơn ở phụ nữ hút thuốc từ 1-2 năm so với phụ nữ không hút thuốc.
  • Điều trị ung thư: Điều trị ung thư bằng hóa trị/xạ trị vùng chậu có liên quan đến thời kỳ mãn kinh sớm.
  • Cắt bỏ tử cung: Đây có thể là nguyên nhân/tác nhân khiến thời kỳ mãn kinh diễn ra sớm hơn bình thường. Ngoài ra, nếu bạn cắt bỏ một bên buồng trứng, cũng có nguy cơ mãn kinh đến sớm hơn dự kiến.

Những biến chứng do tiền mãn kinh gây ra

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu nhận biết thời kỳ tiền mãn kinh và điều này là bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ.

Trong một số trường hợp hãy đến gặp bác sĩ:

  • Chảy máu kinh nguyệt rất nhiều - Bạn phải thay băng vệ sinh hoặc miếng lót 1-2 giờ/lần.
  • Chảy máu kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Các chu kỳ kinh diễn ra thường xuyên cách nhau dưới 21 ngày.

Những dấu hiệu như thế này xuất hiện đồng nghĩa với việc hệ thống sinh sản của bạn có vấn đề cần được chẩn đoán và điều trị. 

Chay-mau-nhieu-trong-ky-kinh-co-the-gap-o-phu-nu-tuoi-man-kinh

Chảy máu nhiều trong kỳ kinh có thể gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

>>>Xem thêm: Chứng khô hạn ở phụ nữ trẻ do đâu TẠI ĐÂY

Giải pháp làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh

Những biện pháp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm sử dụng thuốc tây, chất bôi trơn, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ, tập thể dục mỗi ngày, dùng sản phẩm thảo dược.

Sử dụng thuốc tây y

Thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm:

  • Liệu pháp hormone: Liệu pháp estrogen toàn thân ở dạng viên uống, miếng dán da, dạng xịt, gel hoặc kem vẫn là lựa chọn điều trị hiệu quả để làm giảm những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh/mãn kinh và đổ mồ hôi ban đêm. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, bác sĩ có thể chỉ định estrogen với liều lượng thấp nhất để giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Liệu pháp này có thể giúp ngăn ngừa mất xương ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh.
  • Estrogen âm đạo: Estrogen có thể được đưa trực tiếp vào âm đạo bằng viên đặt, vòng. Phương pháp này chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen, được hấp thụ bởi mô âm đạo giúp giảm khô âm đạo, đau khi giao hợp.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) giúp làm giảm các cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh. Thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích cho những phụ nữ không thể bổ sung estrogen vì lý do sức khỏe.
  • Gabapentin (Neurontin): Gabapentin cũng đã được chứng minh làm giảm các cơn bốc hỏa. Thuốc này rất hữu ích cho những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen vì lý do sức khỏe và người cũng bị chứng đau nửa đầu.

Su-dung-thuoc-tay-de-dieu-tri-cac-trieu-chung-tien-man-kinh-co-the-gay-ra-mot-so-tac-dung-phu

Sử dụng thuốc tây để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ

Làm gì để cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà

Xây dựng một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của tiền mãn kinh và tăng cường sức khỏe:

  • Giảm cảm giác khó chịu ở âm đạo: Sử dụng chất bôi trơn âm đạo gốc nước hoặc kem dưỡng ẩm để giảm những cơn đau khi quan hệ. Cần chọn các sản phẩm không chứa glycerin để tránh gây bỏng hoặc kích ứng ở những phụ nữ nhạy cảm với hóa chất. 
  • Ăn uống lành mạnh: Vì nguy cơ loãng xương và bệnh tim tăng lên vào thời điểm này, nên một chế độ ăn uống khoa học là quan trọng hơn bao giờ hết. Áp dụng chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung thực phẩm giàu canxi (sữa, các loại hạt,...), tránh uống rượu và caffeine. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc có nên bổ sung canxi hay không, loại nào và liều lượng bao nhiêu.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân, cải thiện giấc ngủ và nâng cao tâm trạng của bạn. Tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ lớn tuổi và tăng cường mật độ xương. Vì vậy, hãy cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. 
  • Ngủ đủ: Cố gắng giữ một lịch trình ngủ nhất quán, tránh caffeine, rượu,....
  • Thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng. Thực hành thường xuyên các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền hoặc yoga giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe.

An-uong-khoa-hoc-ho-tro-cai-thien-cac-trieu-chung-tien-man-kinh

Ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện các triệu chứng của tiền mãn kinh/mãn kinh

Việc áp dụng các biện pháp tại nhà như trên chỉ hỗ trợ một phần nào đó, cần phải có sự kiên trì và thực hiện lâu dài mới đem lại tác dụng. Còn sử dụng chất bôi trơn/kem dưỡng ẩm chỉ là giải pháp tạm thời để hạn chế tình trạng đau rát khi giao hợp. 

Chính vì vậy, từ các bài thuốc đông y chữa khô hạn, giảm ham muốn, bốc hỏa, mất ngủ,... các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Đó chính là sản phẩm chứa thành phần chính isoflavone và pregnenolone. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp thêm các thảo dược quý khác như đương quy, nhàu, hà thủ ô, thổ phục linh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng khô hạn, giảm ham muốn, đau rát khi quan hệ, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... Cụ thể như sau:

  • Mầm đậu nành (isoflavone) và tinh chất củ mài (pregnenolone) giúp buồng trứng tự sản sinh ra nội tiết tố thiếu hụt một cách tự nhiên (estrogen và progesterone).
  • Đương quy có tác dụng điều kinh, tiêu sưng, bổ huyết, hoạt huyết, nhuận tràng.
  • Hà thủ ô giúp bổ máu, kích thích tạo hồng cầu, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
  • Nhàu có tác dụng hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, chống oxy hóa, giảm viêm, tăng cường miễn dịch tế bào.
  • Thổ phục linh có tác dụng kháng khuẩn, chống phù thũng.

Bài viết trên là tổng quan về vấn đề tiền mãn kinh ở phụ nữ. Để cải thiện các triệu chứng do tiền mãn kinh gây ra, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, lối sống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính isoflavone và pregnenolone mỗi ngày.

Nếu còn có câu hỏi gì về vấn đề tiền mãn kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp sớm cho bạn.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phụ khô hạn TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/symptoms-causes/syc-20354666

https://www.webmd.com/menopause/guide/guide-perimenopause

https://www.healthline.com/health/menopause/difference-perimenopause