Bốc hỏa là triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt ở các chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh. Có những người thỉnh thoảng chỉ bị một cơn bốc hỏa, nhưng cũng có những người lại bị liên tục và kéo dài trong nhiều năm. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bốc hỏa, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Bốc hỏa là gì ?

Bốc hỏa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Cơn bốc hỏa xuất hiện một cách đột ngột, khởi đầu bằng cảm giác nóng ở vùng mặt, phần trên ngực và sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Cảm giác nóng thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 phút và đi kèm với các triệu chứng như toát mồ hôi, đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.

Cường độ của cơn bốc hỏa thay đổi khác nhau ở mỗi người, có người chỉ bị đỏ mặt thông thường, nhưng cũng có người lại gặp phải các cơn bốc hỏa mạnh làm gương mặt và toàn thân ửng đỏ kèm theo đổ mồ hôi nhiều. Tần số xuất hiện của các cơn bốc hỏa cũng thay đổi khác nhau. Có người thỉnh thoảng chỉ bị một cơn, nhưng lại có người bị liên tục và kéo dài.

Bốc hỏa là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ

Bốc hỏa là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ

2. Nguyên nhân gây ra bốc hỏa ở phụ nữ 

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng là lúc buồng trứng, tuyến yên và não bộ bị lão hóa. Hệ quả là làm rối loạn các hormone sinh dục nữ, đặc biệt sự suy giảm mạnh của hormon estrogen - một trong những nguyên nhân chính gây ra bốc hỏa ở nữ giới. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân gây bốc hỏa, cụ thể:

  • Sử dụng một số nhóm thuốc như: thuốc giảm đau opioid, thuốc chống trầm cảm,... có thể khiến chị em dễ lên cơn bốc hỏa.
  • Thừa cân/béo phì - ở nhóm phụ nữ này có nguy cơ cao bị bốc hỏa tiền mãn kinh hơn so với người bình thường.
  • Tâm lý căng thẳng, thường xuyên bị stress và lo lắng cũng dễ gây ra bốc hỏa ở phụ nữ.
  • Các loại thực phẩm chua hoặc cay nóng, thực phẩm có nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm có nhiều cồn hoặc cafein,... rất dễ gây ra cảm giác khó chịu, bí bách cho phụ nữ.
  • Mắc một số bệnh lý như cường giáp rất dễ khiến chị em gặp phải các triệu chứng như nóng bức, hồi hộp, tim đập nhanh,... Hoặc nếu mắc một số bệnh lý như nhiễm trùng hay nhiễm virus thì cũng dễ bị bốc hỏa, khó chịu đường ruột, tiêu chảy,...

Suy giảm nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 

Suy giảm nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 

3. Biểu hiện của cơn bốc hỏa 

Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có thể gặp 1 - 10 cơn bốc hỏa/ngày và thường xảy ra vào ban đêm. Nhiều chị em phải chịu đựng những cơn bốc hỏa trong 2 - 5 năm nhưng cũng có người phải chịu đựng trong suốt 7 - 10 năm với một số biểu hiện như sau: 

  • Da nóng bừng và ửng đỏ, đặc biệt là cảm giác nóng ở mặt, tai, cổ và ngực. 
  • Bốc hỏa đổ mồ hôi đặc biệt là ở phần trên cơ thể.
  • Cảm thấy tim đập nhanh, cảm giác đánh trống ngực do thay đổi nội tiết tố.
  • Cảm giác ớn lạnh, rùng mình do chức năng của vùng dưới đồi bị rối loạn.

Cơn bốc hỏa gây ra tình trạng ửng đỏ và nóng bừng ở vùng mặt 

Cơn bốc hỏa gây ra tình trạng ửng đỏ và nóng bừng ở vùng mặt 

Xem thêm: Phụ nữ tuổi mãn kinh bị bốc hỏa kéo dài bao lâu? Nên làm gì để cải thiện?

4. Các cách cải thiện bốc hỏa ở phụ nữ 

Tình trạng bốc hỏa xảy ra ở phụ nữ thường không phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Chị em có thể tham khảo một số cách dưới đây để giảm nhẹ cơn bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh & mãn kinh:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu chị em có thói quen sử dụng cà phê, rượu, bia, đồ ăn cay nóng thì nên từ bỏ ngay. Những thực phẩm và thức uống này có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa và khiến tình trạng này trở nên tệ hơn.
  • Dành thời gian thư giãn nhiều hơn: Một số bài tập giúp chị em thư giãn tinh thần như hít thở sâu, tập yoga và thiền định. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát tâm trạng tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là cách làm đơn giản để cải thiện tình trạng bốc hỏa.
  • Thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa.
  • Mặc quần áo thoải mái, chị em nên lựa chọn quần áo làm bằng các loại vải nhẹ, thoáng khí như cotton. 
  • Chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ để vào tủ lạnh rồi đắp lên mặt hoặc quanh vùng cổ khi gặp tình trạng bốc hỏa.
  • Bổ sung đậu nành, đây là nguồn cung cấp isoflavones lớn cho cơ thể - một chất tương tự như hormone nội tiết estrogen. 

Ngoài việc sử dụng đậu nành thì hiện nay để thuận tiện cho việc sử dụng, nhiều chị em có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược chứa isoflavones kết hợp cùng với pregnenolone (chiết xuất từ củ mài). Với ưu điểm dễ dàng sử dụng, cho hiệu quả cải thiện bốc hỏa, khô hạn, tăng cường nội tiết tố. Hơn hết sản phẩm chứa bộ đôi thành phần chính này đã được kiểm chứng lâm sàng tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Hà Nội) và bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh).

Isoflavones trong mầm đậu nành giúp cải thiện bốc hỏa hiệu quả

Isoflavones trong mầm đậu nành giúp cải thiện bốc hỏa hiệu quả

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ gây ra những khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên để tránh những những cơn bốc hỏa này gây tổn hại đến các mối quan hệ, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa bộ đôi thành phần chính: isoflavones (chiết xuất mầm đậu nành) và pregnenolone (chiết xuất từ củ mài). Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy bình luận vào ô bên dưới để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng!

Tài liệu tham khảo:

https://www.nia.nih.gov/health/hot-flashes-what-can-i-do#:~:text=Hot%20flashes%2C%20a%20common%20symptom,flashes%20interrupt%20their%20daily%20lives

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790

https://www.webmd.com/menopause/menopause-hot-flashes