Biểu hiện trẻ tăng động bao gồm chạy nhảy liên tục, nói quá nhiều, không có khả năng tập trung hoàn thành 1 công việc bất kỳ. Tuy nhiên, rất khó để bố mẹ có thể xác định chính xác con bị tăng động hay không. Để hiểu rõ hơn về những biểu hiện trẻ tăng động, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Nghịch ngợm quá mức - Dấu hiệu trẻ bị tăng động
Biểu hiện trẻ tăng động phổ biến và dễ nhận biết nhất khiến cha mẹ nghi ngờ chính là sự hiếu động, nghịch ngợm một cách thái quá. Những hành vi hiếu động quá mức của trẻ khiến người đối diện cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Dường như đang có một cỗ máy đang hoạt động trong người, trẻ có thể nghịch không mỏi mệt, thích leo trèo và chạy nhảy mọi lúc mọi nơi.
Quậy phá người khác
Trẻ tăng động gặp khó khăn trong việc hòa nhập cùng mọi người xung quanh. Bởi khả năng giao tiếp bị hạn chế và không biết thể hiện cảm xúc của bản thân.
Tuy nhiên, trẻ lại thường xuyên có hành vi quậy phá công việc của người khác. Hoặc phá đám các trò chơi của bạn bè. Bởi vậy, việc để hòa nhập với bạn bè và người khác lại càng khó khăn với trẻ tăng động.
Trẻ tăng động thường gặp khó khăn trong hòa nhập
Cắt lời người khác
Trẻ tăng động thường có hành vi tập trung vào bản thân, không biết nhìn nhận những hoạt động xung quanh. Vì thế, cha mẹ có thể nhận thấy qua việc con rất hay ngắt lời người khác khi họ đang nói chuyện.
Không thể chờ đến lượt
Biểu hiện trẻ tăng động điển hình không kém nghịch ngợm là không thể đợi đến lượt mình. Trẻ luôn trong trạng thái bốc đồng, hiếu động quá mức nên sẽ rất khó để chờ đợi đến lượt làm một việc gì đó. Đặc biệt là trong các hoạt động tại lớp, trẻ có xu hướng tranh lượt và không tuân thủ luật lệ của trò chơi.
Rối loạn cảm xúc
Cảm xúc của trẻ tăng động là 1 biểu hiện đặc trưng. Điều này thể hiện qua việc không suy nghĩ trước khi hành động, trẻ thích thì làm mà không quan tâm đến hậu quả. Cha mẹ nhận thấy trẻ có thể trèo lên cao rồi nhảy xuống, thậm chí lao nhanh ra đường mà không sợ nguy hiểm.
Ngoài ra, cảm xúc của trẻ tăng động rất thất thường. Trẻ có thể đang trong trạng thái bình thường bỗng nhiên nóng nảy, cáu gắt. Và điều này diễn ra rất thường xuyên. Thêm vào đó, trẻ sẽ có thái độ chống đối và đánh trả lại nếu bị người lớn quát mắng.
Nói quá nhiều
Nói quá nhiều cũng là biểu hiện trẻ tăng động mà cha mẹ cần lưu ý. Trẻ thường nói liên tục, không ngừng nghỉ, thường là những câu vô nghĩa và không đúng chủ đề. Bên cạnh đó, trẻ tăng động cũng không ý thức được hoàn cảnh nào cần sự yên lặng.
Trẻ tăng động thường nói quá nhiều và liên tục
Bỏ dở công việc giữa chừng
Việc hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ đối với trẻ tăng động là một thách thức và cần rất nhiều sự nỗ lực. Trẻ sẽ có xu hướng bỏ dở công việc giữa chừng hoặc chuyển sang làm cái khác. Ví dụ như: Đang làm bài tập toán, trẻ có thể bỏ dở và ra ngoài chơi…
Trốn tránh các nhiệm vụ liên quan đến trí óc
Trẻ tăng động thường không thể hiểu những yêu cầu của nhiệm vụ. Đồng thời, việc vận động trí óc là một khó khăn lớn đối với trẻ tăng động. Nên trẻ sẽ có xu hướng né tránh các hoạt động liên quan đến trí óc.
Thiếu tập trung
Một trong những biểu hiện trẻ tăng động điển hình và rất thường gặp là sự thiếu tập trung, chú ý. Dấu hiệu này thể hiện ngay cả khi cha mẹ, thầy cô, bạn bè đang nói chuyện trực tiếp với trẻ.
Đặc biệt, con có tâm lý sợ hãi và nói dối rằng, mình vẫn đang nghe và hiểu lời người khác nói. Để xác định rõ trẻ thực sự hiểu hay chỉ đang giả vờ, cha mẹ có thể yêu cầu nhắc lại.
Nghiêm trọng hơn, sự thiếu tập trung, giảm chú ý gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu của trẻ. Dẫn đến kết quả học tập kém và không thể theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
Rối loạn giấc ngủ
Trẻ tăng động thường có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ và hay tỉnh giấc vào giữa đêm. Rối loạn tăng động khiến tinh thần trẻ luôn ở trong trạng thái tỉnh táo cho nên thường ngủ rất muộn, thậm chí 1-2 giờ sáng vẫn lăn lộn trên giường. Lâu dài, điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Khó đi vào giấc ngủ là biểu hiện trẻ tăng động thường thấy
Hay quên, dễ làm sai yêu cầu
Hay quên là một biểu hiện trẻ tăng động thường thấy. Trẻ có thể bị đãng trí kể cả những hoạt động sinh hoạt diễn ra thường ngày như: Làm bài tập về nhà, vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên bỏ quên và bị mất đồ như áo, đồ chơi, cặp sách,...
Hay mơ mộng, thất thần
Trẻ tăng động không phải khi nào cũng ồn ào, nghịch ngợm quá mức. Một vài trường hợp trẻ tăng động có biểu hiện im lặng và ít tham gia vào nhiệm vụ, trò chơi tập thể, kể cả với bạn bè đồng trang lứa.
Bố mẹ có thể quan sát và để ý thấy trẻ tăng động đang nhìn chằm chằm vào không gian, mơ mộng và phớt lờ những hoạt động đang diễn ra xung quanh.
XEM THÊM: Tất tần tật thông tin cần biết về trẻ tăng động giảm chú ý
Khó khăn trong theo dõi hoặc tổ chức
Trẻ tăng động có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi những hoạt động hay nhiệm vụ đang diễn ra. Điều này thường gặp ở trường lớp, vì trẻ không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động cần làm.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý khi giao bất kể nhiệm vụ nào cho trẻ, hãy đưa những thông tin ngắn gọn cụ thể và yêu cầu thực hiện từng việc một.
Quan sát hành vi của trẻ ở 2 bối cảnh khác nhau
Hãy quan sát những biểu hiện trẻ tăng động ở 2 bối cảnh khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu tăng động nào kể trên, hãy đưa đến một nơi khác và quan sát hành vi của trẻ.
Trẻ tăng động cần được xác định ở cả 2 địa điểm khác nhau
Hiếu động và tăng động có giống nhau không?
Ranh giới giữa hiếu động và tăng động không khác nhau quá nhiều. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rõ và xác định chính xác tình trạng của con. Đã có những trường hợp chủ quan, cho rằng con chỉ hơi hiếu động 1 chút thôi. Việc phát hiện muộn khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vậy tăng động và hiếu động khác nhau như thế nào, cùng xem bảng sau nhé!
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên cạnh nhận biết sớm những biểu hiện trẻ tăng động và đưa con đến chuyên gia nhi thăm khám, cha mẹ cần bổ sung thêm những thảo dược đến từ thiên nhiên. Nổi bật trong số đó là cao đinh lăng, đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học của Viện Y học Quân sự Việt Nam và cho kết quả như sau:
- Tăng cường sức đề kháng, kích thích hệ thống miễn dịch.
- Giảm thiểu stress, giải tỏa sự lo âu và mệt mỏi tinh thần.
- Chống oxy hóa.
- Cải thiện sự tập trung chú ý, nâng cao khả năng học tập cho trẻ tăng động.
Ngoài ra, tác dụng cải thiện hành vi cho trẻ tăng động sẽ càng hiệu quả hơn khi kết hợp cao đinh lăng với cao thăng ma và chiết xuất ginkgo biloba. Cha mẹ có thể sử dụng các dòng sản phẩm có chứa 3 thành phần kể trên từ các công ty uy tín và được nhiều người dùng phản hồi tốt.
Đinh lăng giúp cải thiện hành vi rối loạn tăng động ở trẻ
Trên đây là 14 biểu hiện trẻ tăng động điển hình thường gặp, cha mẹ có thể dựa vào để xác định tình trạng rối loạn phát triển ở con. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các sản phẩm bổ não có chứa cao đinh lăng, để cải thiện tình trạng tăng động ở trẻ nhanh chóng và hiệu quả.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin về tình trạng rối loạn tăng động ở trẻ và đừng quên để lại số điện thoại dưới phần bình luận hoặc đăng ký tư vấn nếu còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO