Chào bạn!
Theo như nhiều nghiên cứu gần đây tỷ lệ trẻ mắc tăng động ở bé trai cao gấp 3 lần so với bé gái. Đặc biệt các biểu hiện này dần xuất hiện và rõ ràng hơn sau 3 tuổi. Với những chia sẻ về tình trạng của bé nhà bạn như:
- Rối loạn cảm xúc: Không kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi nóng hay cáu giận.
- Hoạt động chạy nhảy liên tục, không ngồi yên được một chỗ.
- Kém tập trung và giảm chú ý khi tham gia các hoạt động.
Như vậy có thể đánh giá cháu có nhiều biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý. Bạn có thế đưa con đến khoa tâm bệnh tại các bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được test, đánh giá và chẩn đoán lâm sàng. Nếu có điều kiện và thời gian gia đình nên đưa con đi thăm khám tại khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương để được các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời cho con.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp can thiệp cùng các liệu pháp tâm lý, cha mẹ nên tham khảo các phương pháp sau tại nhà để đồng hành cùng con trong quá trình điều trị:
- Tạo không gian yên tĩnh: Giúp tăng tính tập trung, chú ý cho trẻ khi tham gia các biện pháp can thiệp tại nhà.
- Tham gia các hoạt động và trò chơi như: Lắp ghép, xếp hình, vẽ, đọc truyện,... nhằm tăng khả năng tập trung, kiên trì cho trẻ.
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi về tính kiên trì và chờ đợi như khi đi mua hàng tại: siêu thị, mua sách,... giúp trẻ nhẫn nại, kiểm soát được cảm xúc khi phải chờ đợi khi đến lượt.
- Bổ sung sản phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bộ: Sử dụng các sản phẩm với thành phần chính từ: Đinh lăng, thăng ma, thảo quả kết hợp cùng các vi chất thiết yếu cho não bộ như natri succinate, coenzyme Q10, Vitamin B6, acid folic… Giúp trẻ giảm các hành vi tăng động, tăng khả năng tập trung chú ý.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương đã nghiên cứu và ghi nhận việc bổ sung vi chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết cho não bộ của trẻ trong quá trình điều trị tăng động giảm chú ý. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, gia tăng kết nối thần kinh, từ đó giúp trẻ giảm tăng động, tăng khả năng tập trung ghi nhớ, tiếp nhận thông tin, giao tiếp tốt hơn.
Qua phần tư vấn trên, hi vọng bạn đã có thông tin hữu ích về cơ sở chẩn đoán và chữa tăng động giảm chú ý. Ngoài ra, bạn và gia đình cũng có những phương pháp đơn giản dễ dàng áp dụng tại nhà giúp con cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý hiệu quả hơn!
Chuyên gia tâm bệnh