Trẻ chậm nói, vốn từ vựng hạn chế, khả năng giao tiếp kém so với các bạn cùng tuổi. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ khó bật âm, chậm nói? Đọc ngay bài viết sau.

Trẻ chậm nói do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, khó bật âm, chậm nói khiến khả năng giao tiếp của trẻ bị hạn chế. Trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ nếu không được can thiệp sớm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tư duy, trí tuệ mà còn ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ, đặc biệttrẻ chậm nói có nguy cơ bị tự kỷ. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

  • Trẻ gặp vấn đề ở các cơ quan: Các bộ phận liên quan đến phát âm của trẻ  như tai, mũi, họng gặp vấn đề như mất thính lực, dính thắng lưỡi…
  • Tâm lý: Trẻ qua được cưng chiều hay gia đình để trẻ tự lập quá mức khiến trẻ chậm nói, lười nói.
  • Trẻ sinh non: trẻ sinh thiếu tháng hoặc có cân nặng dưới 2,5kg có một số chức năng chưa hoàn thiện dẫn đến nguy cơ cao chậm tiếp nhận, xử lý âm thanh và biểu đạt ngôn ngữ chậm hơn các bạn khác.
  • Trẻ tiếp xúc quá nhiều thiết bị điện tử: Các thiết bị như điện thoại, tivi, ipad… chỉ giúp trẻ tiếp nhận thông tin từ một chiều mà không có giao tiếp hay phản hồi ngược lại.  Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ: Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến các vùng não không được hoạt hóa, đứt gãy các kết nối thần kinh, khiến trẻ chậm nói và khó bật âm
  • Do tự kỷ: Chậm nói là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất để chẩn đoán tự kỷ ở trẻ. Do đó nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế.

Trẻ chậm nói do thiếu các vi chất cần thiết cho não bộ

Trẻ chậm nói do thiếu các vi chất cần thiết cho não bộ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói khiến mọi giao tiếp của trẻ bị hạn chế, lâu ngày khiến trẻ rụt rè, nhút nhát. Do đó cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc đồng hành giúp đỡ trẻ phát triển ngôn ngữ qua những phương pháp sau:

  • Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để can thiệp nếu trẻ có vấn đề về thính lực hay dính thắng lưỡi. 
  • Cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện cùng con: Cha mẹ cần nói chuyện rõ ràng, chậm, dễ hiểu thông qua giao tiếp hàng ngày hay kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe, thông qua các hình ảnh sinh động trong các cuốn truyện phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ nhanh tiếp thu, gia tăng vốn từ và sớm bật âm.
  • Cha mẹ không nên bắt chước trẻ: Việc bắt chước giọng điệu, nhại lại lời khi trẻ phát âm không đúng, nói ngọng,… Điều này có thể khiến trẻ nghĩ mình phát âm đúng dần dần sẽ nói sai, lâu dài rất khó có thể sửa đổi thói quen này.
  • Cha mẹ cần chú ý: Luôn trả lời khi trẻ hỏi, ngay cả khi trẻ giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể,… Việc phản hồi trẻ và nhắc lại các yêu cầu của trẻ bằng lời nói giúp trẻ ghi nhớ được thông tin, tạo phản xạ giao tiếp cho trẻ
  • Cha mẹ không nên bắt ép trẻ phải nói quá nhiều khi trẻ không muốn. Hãy động viên, khen ngợi khi trẻ phát âm đúng hoặc nói một từ nào đó.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử: Cha mẹ cần kiểm soát và giới hạn thời gian cũng như các chương trình cho trẻ xem. Ngoài ra khi xem cha mẹ có thể gợi ý và hỏi các nội dung đang diễn ra khi xem. Cách này giúp trẻ tăng phản xạ ngôn ngữ.
  • Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ: Việc bổ sung các vi chất giúp hoạt hóa các vùng não bộ hoạt động kém, gia tăng các kết nối thần kinh từ đó giúp trẻ ghi nhớ, tiếp nhận thông tin tốt hơn, trẻ tăng khả năng giao tiếp và nhanh biết nói hơn.

Bổ sung thảo dược và tăng cường vi chất cho trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói là cả một quá trình dài đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì tương tác với con. Bên cạnh việc can thiệp tích cực như vui chơi, ca hát, đọc sách… hàng ngày tại nhà, cha mẹ cũng nên kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung các vi chất cần thiết. Các vi chất này giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh giúp trẻ nhanh bật âm

Việc kết hợp sử dụng thảo dược như: Đinh lăng, thăng ma, thảo quả và các vi chất khác đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm và sử dụng cho con mình.

Đinh lăng giúp hoạt hóa vỏ não, tăng tiếp nhận thông tin giúp trẻ nhanh biết nói

Đinh lăng giúp hoạt hóa vỏ não, tăng tiếp nhận thông tin giúp trẻ nhanh biết nói

Đinh lăng: Giúp tăng biên độ sóng não, hoạt hóa vỏ não, tăng tiếp nhận thông tin và phản xạ đáp ứng giúp trẻ nhanh biết nói, giao tiếp tốt. 

Thảo quả: Giúp tăng cường được lưu lượng máu lên não, kết nối các liên kết thần kinh giúp tăng khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Thăng ma: Cải thiện lưu lượng máu lên não,  tăng hoạt động trí tuệ, tăng cường trí nhớ.

Các vi chất (natri succinate, coenzyme Q10, taurine, acid folic):  giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh. Từ đó giúp trẻ sớm bật âm, nhanh biết nói, cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng cường nhận thức cho trẻ. 

Hi vọng thông qua bài viết trên các bậc cha mẹ đã rõ hơn về các nguyên nhân gây chậm nói cho trẻ và áp dụng được phương pháp phù hợp nhất với con mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể đặt câu hỏi tại phần bình luận bài viết để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.