Suy buồng trứng nguyên phát hay tình trạng suy buồng trứng sớm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người phụ nữ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện bệnh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Suy buồng trứng nguyên phát là gì?

Suy buồng trứng nguyên phát hay còn gọi là suy buồng trứng sớm, đây là tình trạng các chức năng của buồng trứng bị suy giảm, ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng trước tuổi 40.

Khi buồng trứng bị suy và dừng hoạt động đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe chung cũng như sức khỏe sinh sản. Thông thường phụ nữ khi bước qua độ tuổi 40 mới có những dấu hiệu của tiền mãn kinh và suy buồng trứng. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây thì có không ít trường hợp nữ giới ở độ tuổi 30 thậm chí 20 hoặc dưới 20 đã mắc phải suy buồng trứng. 

Suy buồng trứng ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở phái nữ

Suy buồng trứng ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở phái nữ

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng

Có nhiều nguyên nhân gây suy chức năng buồng trứng nguyên phát. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ di truyền, bẩm sinh hoặc nếu bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật hay bị tai nạn tác động lên buồng trứng, người bệnh ung thư đang trong giai đoạn hóa trị, xạ trị…

  • Hóa trị, xạ trị: Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây suy buồng trứng. Những liệu pháp như hóa trị, xạ trị có thể gây tổn thương đến vật liệu di truyền của tế bào, đẩy nhanh quá trình suy giảm buồng trứng.
  • Nhiễm sắc thể: Suy buồng trứng nguyên phát có thể do các rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể như mắc hội chứng Turner, hội chứng Fragile X…
  • Do mắc bệnh tự miễn: Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể lại tạo ra các kháng thể để chống lại mô buồng trứng và gây tổn thương, hư hại cho các tế bào nang trứng.
  • Phẫu thuật, tai nạn: Việc từng làm phẫu thuật hoặc gặp tai nạn mà tác động trực tiếp đến mô buồng trứng sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng trứng trên buồng trứng.

Sau phẫu thuật hay gặp tai nạn đều khiến chức năng buồng trứng suy giảm

Sau phẫu thuật hay gặp tai nạn đều khiến chức năng buồng trứng suy giảm

Triệu chứng suy giảm buồng trứng nguyên phát

Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hiếm muộn, chậm có bé ở phụ nữ. Vì vậy chị em cần lắng nghe cơ thể và nhận biết sớm những triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm này để kịp thời có phương án điều trị. Thông thường suy giảm buồng trứng nguyên phát sẽ có những dấu hiệu như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt có thể bị rối loạn trong một thời gian dài, lượng kinh nguyệt không đều, màu sắc của kinh nguyệt cũng có sự thay đổi.
  • Suy giảm ham muốn tình dục hoặc né tránh chuyện chăn gối.
  • Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
  • Xuất hiện tình trạng tóc dễ gãy rụng, da nhăn và thiếu đàn hồi, ngực nhão…
  • Khô hạn, “cô bé” không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn vì vậy chị em dễ đau rát khi quan hệ.

Bên cạnh đó, suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phát ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các hormone sinh dục như estrogen. Vì vậy bên cạnh những triệu chứng kể trên, tình trạng này có thể gây ra những vấn đề khác cho sức khỏe như tăng lo âu, tăng mắc bệnh lý về tuyến giáp, tim mạch, loãng xương, bệnh về mắt…

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình thường gặp của suy buồng trứng sớm

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình thường gặp của suy buồng trứng sớm

Điều trị suy buồng trứng nguyên phát

Suy buồng trứng nguyên phát điều trị như thế nào là điều mà rất nhiều chị em quan tâm. Theo các bác sĩ, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể hồi phục lại hoạt động của buồng trứng mà chủ yếu là điều trị sẽ tập trung vào triệu chứng của bệnh. Đồng thời để hạn chế những biến chứng của bệnh, có một số phương pháp được áp dụng trong điều trị như:

  • Liệu pháp thay thế hormone: Phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa được loãng xương - biến chứng của suy buồng trứng cũng như hạn chế các triệu chứng về việc thiếu hụt estrogen như bốc hỏa…
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Đây là phương pháp giúp phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát có cơ hội mang thai. 
  • Xin trứng: Với trường hợp bệnh nhân suy buồng trứng nguyên phát không thể sử dụng chính trứng của mình để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, có thể tiến hành xin trứng để hiện thực hóa nguyện vọng mang thai và làm mẹ của bệnh nhân.

Bên cạnh các biện pháp kể trên thì hiện nay để giảm liều thuốc nội tiết cũng như tăng cơ hội thụ thai khi làm IVF, giới chuyên gia khuyên nữ giới nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chức năng buồng trứng có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình là sản phẩm chứa bạch tật lê cùng với các vi chất thiết yếu cho sức khỏe sinh sản như N-Acetyl-L-Cysteine và Taxifolin. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành nang trứng và trứng, cải thiện chất lượng tế bào trứng và phôi, tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược quý khác như keo ong, cao hoàng bá, cao nhân sâm và bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp tăng cường năng lượng, dinh dưỡng cho buồng trứng, điều hòa hormone sinh dục và chống viêm nhiễm.

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cơ hội đậu thai cho phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cơ hội đậu thai cho phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát

Hi vọng thông qua bài viết này chị em sẽ nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp và cách chữa trị bệnh suy buồng trứng nguyên phát hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới anh nhé!