Phục hồi chức năng sau tai biến là việc làm cấp bách, cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Người bệnh sau tai biến được điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp sẽ có khả năng cao khôi phục lại chức năng vốn có, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường và tái hòa nhập cộng đồng.

Một số điều cần lưu ý trong phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi chức năng sau tai biến là phương pháp giúp người bị tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) khôi phục lại các chức năng đã bị mất như khả năng di chuyển, nói chuyện và tự chăm sóc bản thân. Từ đó người bệnh có thể trở lại với những sinh hoạt hằng ngày và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Đây là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến:

- Hành trình phục hồi chức năng sau tai biến của người bệnh trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp (0 – 24 giờ) 
  • Giai đoạn phục hồi sớm (24 giờ – 3 tháng)
  • Giai đoạn phục hồi muộn (3 – 6 tháng) 
  • Giai đoạn mãn tính (> 6 tháng).

Người bệnh sau tai biến cần tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định hoặc 3 – 4 ngày (kể từ sau đột quỵ). Giai đoạn để theo dõi kết quả phục hồi chức năng rõ nhất là trong 3 tháng đầu sau đột quỵ não. Sau đó, từ tháng thứ 6 đến 1 năm thì hiệu quả chậm dần và ổn định hẳn.

- Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh: Tăng huyết áp, thói quen ăn mặn, hút thuốc…

Nguoi-benh-sau-tai-bien-can-tap-phuc-hoi-chuc-nang-ngay-khi-on-dinh-hoac-3-–-4-ngay

Người bệnh sau tai biến cần tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định hoặc 3 – 4 ngày

Hướng dẫn 4 bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà

Dưới đây là 4 bài tập đơn giản tại nhà giúp người bệnh sau tai biến có thể phục hồi chức năng:

Bài tập nằm và lăn trở người 

Trong giai đoạn đầu tiên, người thân có thể hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế nằm hoặc lăn trở theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt tay không bị liệt vào tay liệt rồi gập gối và háng bên bị liệt lại.
  • Bước 2: Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía đó và đẩy hông của người bệnh xoay về phía bên lành. Hoặc cũng có thể lăn sang bên liệt nhờ sử dụng việc nâng chân, tay lành lên, đưa về phía bị liệt rồi xoay thân mình sang đó là được.

Nguoi-than-co-the-ho-tro-nguoi-benh-thay-doi-tu-the-nam-hoac-lan-tro-tu-ben-bi-liet-sang-ben-lanh

Người thân có thể hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế nằm hoặc lăn trở từ bên bị liệt sang bên lành

Bài tập đi bộ

Cách phục hồi chức năng sau tai biến cho người bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất chính là tự đứng rồi bước đi. Sau đó, khi đã đứng vững thì nên đi bộ luyện tập tối thiểu 15 phút mỗi ngày. Có thể trong khoảng thời gian đầu tiên người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, cần người nhà hỗ trợ hoặc tập đi với nạng. Nhưng nếu thường xuyên, kiên trì tập luyện thì sẽ càng ngày càng tiến bộ hơn và có thể tự đi được. Đây cũng được coi là một trong những cách điều trị tai biến mạch máu não cực kỳ hiệu quả.

Bài tập người bệnh tự vận động các cơ 

Bài tập này giúp người bệnh dễ dàng di chuyển đồng thời đề phòng được các biến chứng cứng cơ, teo khớp… Cụ thể theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Đưa hai tay lên phía đầu, để các ngón tay bên lành đan vào ngón tay bên liệt, đưa hai tay cùng duỗi thẳng về phía đầu, sau đó cố gắng đặt khuỷu tay ngang tai và hạ về vị trí cũ. Người bệnh nên luyện tập 10-15 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Nâng mông lên khỏi mặt giường bằng cách nằm ngửa rồi đặt hai tay dọc theo thân mình, hai chân đặt sát nhau, gấp lại. Cố gắng nâng hông càng cao và lâu càng tốt. Người bệnh nên luyện tập lặp lại khoảng 10 -12 lần.

Bài tập đứng và thăng bằng

Đa số, những người bệnh bị tai biến đều mong muốn mình có thể nhanh chóng tự đứng lên và bước đi được. Bài tập đứng và thăng bằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sau tai biến của người bệnh.  

Đầu tiên nên tập duỗi, gấp các bộ phận là khớp háng, khớp gối bên bị liệt. Người thân có thể hỗ trợ người bệnh từ từ ngồi và đứng dậy. Nếu muốn tập đứng thăng bằng được thì cần phải đứng thẳng trước, chia đều trọng lượng cho 2 chân rồi quay đầu lần lượt nhìn ra sau vai hai bên. Sau đó người bệnh có thể tập các động tác như nhẹ nhàng nghiêng người, vận động đưa hai tay sang trái, sang phải, lên trên… Duy trì tập luyện hàng ngày cho đến khi có thể đứng vững.

Nguoi-than-co-the-ho-tro-nguoi-benh-tu-tu-ngoi-va-dung-day

Người thân có thể hỗ trợ người bệnh từ từ ngồi và đứng dậy

Người bệnh sau tai biến là đối tượng nhạy cảm, theo khuyến cáo của các chuyên gia nên lựa chọn các giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả khi sử dụng lâu dài. Do đó, bên cạnh các bài tục phục hồi chức năng sau tai biến, người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược Đông y an toàn lành tính, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây suy giảm chức năng não bộ sau tai biến. 

Điển hình như thảo dược thạch tùng răng đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng tăng cường chức năng não bộ, tăng cường dẫn truyền thần kinh từ đó cải thiện các chức năng vận động cho người bệnh.

Hiện nay các nhà bào chế cũng đã nghiên cứu và kết hợp thạch tùng răng với nhiều thảo dược quý có tác dụng tích cực trên hệ thần kinh khác như thiên ma, cao natto, đinh lăng… để tối ưu tác dụng cải thiện các di chứng về ngôn ngữ, vận động sau tai biến. Đồng thời sản phẩm còn giúp phá tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến tái phát. Sản phẩm là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến hiện nay, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

San-pham-co-thanh-phan-chinh-tu-thach-tung-rang-giup-phuc-hoi-chuc-nang-sau-tai-bien-cho-nguoi-benh-hieu-qua

Sản phẩm có thành phần chính từ thạch tùng răng giúp phục hồi chức năng sau tai biến cho người bệnh hiệu quả

Trên đây là các chia sẻ về các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến giúp người bệnh sớm cải thiện khả năng vận động, ngôn ngữ… Nếu còn băn khoăn về phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến hoặc sản phẩm từ thảo dược thạch tùng răng vui lòng để lại comment bên dưới để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/in-depth/stroke-rehabilitation/art-20045172

https://www.nhs.uk/conditions/stroke/recovery/

https://www.stroke.nih.gov/materials/rehabilitation.htm